Kết quả tìm kiếm cho "chị Néang Om"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 45
Trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer ở vùng Bảy Núi An Giang lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống đặc trưng. Trong đó, có phương pháp làm món bánh kà-tum – loại bánh mang ý nghĩa tốt đẹp, gửi gắm niềm mong cầu của đồng bào Khmer về cuộc sống đủ đầy.
Món cốm dẹp âm thầm tồn tại giữa dòng chảy thời gian như hàng trăm loại bánh dân gian khác. Muốn nếm hương vị cốm dẹp để ôn lại chút ký ức tuổi thơ, chỉ cần ra chợ mua là có. Nhưng để được xem cảnh giã cốm, làm cốm bên bếp lửa bập bùng, thì phải đợi đúng dịp lễ của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer.
Nhằm hỗ trợ những hộ có hoàn cảnh khó khăn được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế, UBND phường Tịnh Biên (TX. Tịnh Biên) đã tích cực vận động nguồn lực xã hội để cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho các trường hợp này.
Chỉ 4 từ ấy thôi, đã gợi lên biết bao cảm xúc, đưa "người quê năm cũ" về những miền ký ức. Nắm bắt tâm lý ấy, nhiều lễ hội bánh dân gian, bánh truyền thống được tổ chức, làm sống lại những món ăn tưởng chừng đã... “hết thời”.
Với mong muốn mang Tết đến với mọi người, đặc biệt là người dân có hoàn cảnh khó khăn, những ngày này, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, MTTQ và các đoàn thể trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động có ý nghĩa thiết thực. Tất cả đều chung tay, góp sức chăm lo Tết cho người nghèo, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn… để mọi người, mọi nhà đều được đón Tết đầm ấm, an vui.
Thời điểm cuối năm, những “nghệ nhân” làng gốm Phnôm Pi (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) tất bật cho các mẻ gốm chuẩn bị ra lò. Lò than, cà ràng, cà om, khuôn bánh khọt… là những sản phẩm gốm mang đậm nét truyền thống đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer vùng Bảy Núi.
Gần 10 năm qua, những “bóng hồng” tại phường An Phú (TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) vẫn song hành cùng người lính quân hàm xanh gìn giữ biên cương. Với họ, mỗi chuyến đi thăm cột mốc, mỗi lần tham gia tuyên truyền cho người dân khu vực biên giới là một lần được sống ý nghĩa, xứng đáng với trách nhiệm công dân yêu nước.
Học tập Bác ở tấm lòng nhân ái, biết rộng mở, yêu thương và sẻ chia với người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, chị Ngô Huyền Trang (Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật - trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo xã Lê Trì, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, cán bộ kỹ thuật viên nông nghiệp) luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, dành thời gian sẻ chia với người khó khăn.
Đó là hoàn cảnh của ông Trần Văn Tùng (47 tuổi, ngụ ấp Vĩnh Hạ, xã Vĩnh Trung), đi làm thuê không may bị tổn thương đốt sống cổ; bà Nguyễn Bé Sáu (51 tuổi, ngụ ấp Tân Thành, xã Tân Lập, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) bị tai nạn giao thông, phải chăm lo mẹ già 86 tuổi nằm liệt giường. Họ rất cần sự quan tâm, giúp đỡ từ cộng đồng.
… Là tâm tình của người sống dựa cả đời vào trâm, là vui buồn từng ngày được họ chia sẻ cùng nhau trong buổi trưa vắng khách. Cũng bên gốc trâm, là những đứa trẻ bắt đầu lớn lên ở vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang) lựa trái trâm chín ngọt bỏ vào miệng thay quà vặt phố thị.
Đó là gia cảnh khó khăn của 2 người phụ nữ dân tộc thiểu số Khmer là Nèang Mum và Nèang Minh (cùng ngụ ấp Soài Chếk, xã An Cư, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang). Họ phải sống nhiều năm trong cảnh nghèo khổ và bệnh tật bủa vây.
Nghị quyết 26/NQ-CP, ngày 27/2/2023 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có ý nghĩa định hướng lớn về chương trình “tam nông” trong hơn 30 năm tới. Với một tỉnh nông nghiệp như An Giang, mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, nông dân văn minh, nông thôn đáng sống có cơ sở thực hiện trước những thời cơ mới.